
Cầu hàm rồng Đà Nẵng phun lửa – Điểm đến không thể bỏ qua
Đà Nẵng được mệnh danh là thành phố của những cây cầu, sở dĩ như vậy là vì cứ đi vài cây số, bạn sẽ lại bắt gặp hình ảnh của một cây cầu ở thành phố này. Và chúng không phải là những cây cầu đơn thuần, mà chúng còn giúp mang đến sự độc đáo riêng biệt cho Đà Nẵng mà không phải thành phố nào cũng có được, trong đó có cầu rồng Đà Nẵng. Đây là một biểu tượng mà du khách không thể nào bỏ lỡ khi tìm đến các địa điểm du lịch Đà Nẵng hay đến với Việt Nam. Và trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về cây cầu này, tiết lộ những điều bất ngờ về địa điểm này mà có thể bạn chưa hề biết.
Giới thiệu về cầu rồng Đà Nẵng
Cầu hàm rồng Đà Nẵng được Hiệp hội cầu đường Thế giới ghi nhận là “Cây cầu độc đáo nhất Việt Nam”, lọt top 30 cây cầu đẹp nhất thế giới do Trang du lịch và giải trí nổi tiếng Viralnova công bố. Cho đến hiện nay, cầu còn đang giữ thêm kỷ lục Guinness là “Con rồng thép dài nhất”, xứng đáng là biểu tượng độc đáo thu hút du khách trong và ngoài nước khi đến với thành phố Đà Nẵng tuyệt đẹp.
Cầu rồng Đà Nẵng xây dựng năm nào?
Với kinh phí 1.739 tỷ đồng, cầu rồng Đà Nẵng đã được chính thức khởi công xây dựng vào ngày 19/7/2009. Sau gần 4 năm thi công, cầu rồng ở đà nẵng đã được khánh thành và đưa thông xe ngày 29/3/2013 nhân ngày dịp kỷ niệm 38 năm ngày giải phóng thành phố Đà Nẵng. Những thiết kế của cầu rồng gắn liền với những bước tiến trong lịch sử của nghệ thuật kiến trúc mới của thành phố Đà Nẵng, nối sân bay Đà Nẵng với bãi biển tuyệt đẹp được bắc tại vị trí đắc địa qua sông Hàn.
Người thiết kế cầu rồng Đà Nẵng
Cầu rồng Đà Nẵng được thiết kế bởi Ammann & Whitney Consulting Engineers cùng với tập đoàn phát triển cơ sở hạ tầng toàn cầu Louis Berger. Quá trình xây dựng cầu được đảm nhiệm thực hiện bởi tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 1.
Vào cuối năm 2005, UBND thành phố Đà Nẵng tổ chức cuộc thi thiết kế cầu rồng với sự tham gia của 8 đơn vị tư vấn thiết kế có tên tuổi gồm 4 công ty Việt Nam, 2 công ty Nhật Bản, 1 công ty Đức và 1 công ty của Mỹ. Các công ty này đã trình lên các phương án thiết kế với những điểm đặc biệt riêng. Đến tháng 10 năm 2007, phương án thiết kế cầu rồng bay lên chính thức của liên doanh The Louis Berger và Ammann Whitney của Mỹ được chọn. UBND thành phố Đà Nẵng đã phê duyệt dự án cầu rồng Đà Nẵng vào ngày 17/12/2008 và thành công đưa vào sử dụng vào ngày 29/3/2013.
Hình ảnh cầu rồng đà nẵng
Hình ảnh cầu rồng được thiết kế với chiều dài 666.5 mét, nặng gần 9.000 tấn với 6 làn xe, 5 nhịp và 2 làn đường dành cho người đi bộ.
Cầu rồng thành phố đà nẵng sở hữu kiến trúc độc đáo mô phỏng hình ảnh linh vật rồng thời Lý mạnh mẽ vươn ra biển, trở thành điểm nhấn quan trọng độc đáo cho kiến trúc của thành phố. Điểm đặc trưng của cầu đó là mô hình hệ thống kết cấu dầm thép dưới dạng một con rồng bay qua sông Hàn và hướng ra biển. Được biết, đây là thiết kế rất độc lạ mà từ trước tới giờ chưa từng xuất hiện trên thế giới về kiểu kết cấu chịu lực kết hợp giữa dầm thép, vòm thép và dầm bê tông.
Một đặc biệt nữa của thiết kế cây cầu này đó là áp dụng vòm liên tục, cả ở trên và dưới bề mặt đường trên cầu. Vòm này sẽ nâng giữ được bản mặt cầu bằng các cáp được bố trí so le, cho phép phần đường và đường bộ hành như nổi trên sông mà không làm che chắn tầm nhìn của các phương tiện đi lại. Đây là một thiết kế kết hợp một hình dáng rất độc đáo của vòm với các công nghệ thiết kế cầu lớn hiện đại.
Phần đuôi rồng được thiết kế cách điệu với hình dáng bông hoa sen đang nở cùng thân rồng uốn lượn vươn ra biển thể hiện được sự khao khát hội nhập với bạn bè năm châu của thành phố Đà Nẵng nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Cầu rồng Đà Nẵng còn được phủ trên mình 5 lớp sơn chống ăn mòn, vừa giúp bảo vệ cây cầu khỏi ảnh hưởng của thời tiết vừa đem đến màu vàng bắt mắt, tạo nên sự nổi bật và tráng lệ của cây cầu.
Địa chỉ cầu rồng đà nẵng
Vị trí cầu rồng Đà Nẵng
Cầu rồng ở Đà Nẵng được bắc qua sông Hàn tại bùng binh Lê Đình Dương đường Bạch Đằng. Tạo nên con đường giao thông huyết mạch ngắn nhất nối từ sân bay quốc tế Đà Nẵng tới các con đường trục chính trong thành phố Đà Nẵng. Đây còn là một tuyến đường trực tiếp đi đến bãi biển Mỹ Khê và Bãi biển Non Nước ở rìa phía đông của thành phố Đà Nẵng.
Cách đi đến cầu rồng Đà Nẵng
Sau đây sẽ là một số cách di chuyển đến cầu rồng Đà Nẵng mà bạn có thể tham khảo.
- Từ Hội An:
Bạn có thể di chuyển tới cầu rồng bằng xe buýt công cộng vào ban ngày. Đây là phương án di chuyển giúp bạn vừa tiết kiệm chi phí đi lại bởi giá vé chỉ trên dưới 20.000 đồng.
Nếu như lựa chọn di chuyển bằng xe máy từ Hội An đến cầu rồng, bạn có thể đi thẳng theo cao tốc An Bằng rồi rẽ trái ở vòng xuyến gần Nhà hàng hải sản Thanh Hiền. Sau đó chỉ cần đi thẳng theo đường Võ Văn Kiệt là bạn sẽ thấy cây cầu tuyệt đẹp này.
- Từ Đà Nẵng:
Nếu như khách sạn của bạn nằm ở gần bãi biển Mỹ Khê, thì bạn chỉ cần đi theo đường Võ Nguyên Giúp, sau đó rẽ trái sang đường Võ Văn Kiệt và đi thẳng tới cầu.
Ngoài ra, bạn có thể di chuyển đến đây bằng cách đi theo đường Trần Phú rồi rẽ trái.
Lịch cầu rồng Đà Nẵng phun lửa, phun nước
Không chỉ mang tới kiến trúc độc đáo và tráng lệ, cầu rồng Đà Nẵng còn thu hút sự thích thú của các du khách bởi khả năng phun lửa và nước.
Theo thiết kế thì cầu rồng phun lửa đà nẵng có thể phun lửa trong hai phút và phun nước trong 3 phút kế tiếp nhờ thiết kế bồn chứa tới 325 mét khối khí nén và 20 mét khối nước, tạo ra hàng vạn mét khối hơi lẫn nước phun với lưu tốc cực lớn 1.944 l/s để có thể phun nước thành những luồng hơi cực mạnh và đẹp mắt, thể hiện khát vọng vươn xa của thành phố Đà Nẵng.
Đều đặn mỗi 9 giờ tối thứ bảy và chủ nhật hàng tuần, cầu hàm rồng Đà Nẵng sẽ chiêu đãi người dân và các du khách màn biểu diễn phun lửa nước tuyệt vời. Đầu tiên là màn phun lửa với 2 lượt, mỗi lượt 9 lần với hệ thống đèn ánh sáng lung linh kết hợp cùng lửa phun ra từ đầu rồng. Sau đó là màn trình diễn phun nước khá gồm có 3 lượt mỗi lượt 1 lần.
Vị trí ngắm cầu rồng đà nẵng phun lửa, phun nước đẹp nhất
- Đối với vị trí trên cầu: Khi cầu bắt đầu màn trình diễn phun lửa, các phương tiện giao thông sẽ không được phép đi lại trên cầu. Vì thế bạn có thể thưởng thức rồng phun lửa đà nẵng ngay trên cầu.
- Đối với vị trí dưới cầu (Đường Trần Hưng Đạo): Vì đường Trần Hưng Đạo cắt ngang cầu rồng ở ngay phía dưới đầu rồng nên đây sẽ là một địa điểm lý tưởng để thưởng thức màn biểu diễn phun lửa nước của cầu rồng Đà Nẵng. Du khách có thể vừa thưởng thức đồ ăn, đồ uống của các quán nước vỉa hè dọc theo con phố Trần Hưng Đạo, vừa thỏa mãn niềm thích thú khi ngắm cầu rồng phun lửa của mình.
- Vị trí từ đường Bạch Đằng: các bạn có thể chiêm ngưỡng màn trình diễn này với góc nhìn thoáng ở phía sau cầu trong lúc ngắm nhìn vẻ đẹp của dòng sông Hàn. Tuy nhiên, do nằm ở phía sau cầu rồng nên bạn nên chọn những quán cà phê hay địa điểm có tầng hai để có thể nhìn rõ hơn.
- Ngắm từ trên cao: mách bạn một cách thú vị hơn để có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh màn phun nước và lửa của cầu đó là từ trên tầng cao của những tòa nhà gần đó. Ở vị trí này, bạn có thể vừa thưởng thức màn biểu diễn tuyệt đẹp đó, vừa ngắm cả ánh đèn lung linh của Đà Nẵng về đêm.
- Từ các cây cầu khác: bạn có thể chiêm ngưỡng màn phun lửa và nước này ngay từ góc nhìn của các cây cầu song song cầu rồng Đà Nẵng như cầu sông Hàn, cầu Trần Thị Lý.
Những lưu ý khi ngắm cầu rồng đà nẵng phun lửa, phun nước
Bạn chỉ cần chuẩn bị cho mình một chiếc máy ảnh hay smartphone thông minh để lưu lại hình ảnh Đà Nẵng cầu rồng tuyệt đẹp. Tuy nhiên, bạn nên đứng xa khu vực đầu rồng một chút nếu như không muốn bị ướt khi rồng phun nước từ sông Hàn.
Những địa điểm check in khác gần cầu rồng Đà Nẵng
Ngoài khu vực cầu rồng Đà Nẵng, bạn còn có thể tới tham quan và check in tại các địa điểm đẹp nổi tiếng khác gần cầu như:
Cầu quay sông Hàn
Đây là chiếc cầu quay đầu tiên của Việt Nam được khánh thành năm 2000. Cầu nối liền hai tuyến đường trung tâm của Đà Nẵng giữa hai quận Hải Châu và Sơn Trà là hai trục đường chính Lê Duẩn và Phạm Văn Đồng.
Sẽ thật tuyệt vời nếu bạn có thể thức khuya ngắm cầu quay sông Hàn như đang ngắm một bức tranh to đẹp giữa lòng thành phố, ngắm ánh đèn rực rỡ về đêm để cảm nhận hết được vẻ đẹp của thành phố này.
Tượng cá chép hóa rồng
Tượng cá chép hóa rồng Đà Nẵng được người thợ đá Nongnuo nổi tiếng triển khai xây dựng vào năm 2015 và hoàn thành vào năm 2016. Công trình được cấu tạo từ năm phiến đá cẩm thạch trắng cao tới 7,5m với khối lượng nặng 200 tấn.
Kiến trúc của bức tượng thu hút sự chú ý của nhiều du khách đánh giá cao bởi sự độc đáo, không chỉ là bức tượng tín ngưỡng, truyền thuyết mà còn được trang bị hệ thống phun nước tự động, rất phù hợp để làm địa điểm check in. Đây còn là biểu tượng đặc biệt của cầu cảng, tạo nên vẻ đẹp ven sông Hàn với phần thân được chạm khắc rất tinh xảo, tái hiện bằng tay cách điệu đối xứng, kết hợp với sự lung linh của cầu rồng Đà Nẵng gần đó trở thành biểu tượng du lịch quen thuộc tại nơi đây.
Cầu tình yêu Đà Nẵng
Cầu tình yêu Đà Nẵng được lấy ý tưởng thiết kế từ những cây cầu tình yêu nổi tiếng trên thế giới như ở Pháp, Ý, Đức,…Tuy khác nhau về mặt thiết kế nhưng cầu tình yêu Đà Nẵng cũng có chung một ý nghĩa đó là mong muốn những cặp đôi yêu nhau sẽ tìm tới đây treo chiếc ổ khóa có khắc tên họ để tượng trưng cho tình yêu sẽ mãi mãi bền chặt, thủy chung, không gì có thể tách rời.
Vào những dịp lễ Tết hay có các cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế, cầu tình yêu Đà Nẵng luôn là địa điểm lý tưởng để chiêm ngưỡng trọn vẹn những màn pháo hoa đặc sắc với quang cảnh thoáng mát và quang đãng tuyệt đối.
Trên đây là một số thông tin giúp bạn đọc hiểu biết hơn về cây cầu rồng Đà Nẵng. Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ được mở mang tầm mắt và bỏ túi được cho mình những thông tin hữu ích khi có ý định ghé thăm cây cầu độc đáo này.